Bánh rán ngon thế đấy!

Vì sao gọi thứ bánh rán là thứ quà thích nhất? Vì bánh rán bao giờ cũng béo mỡ, mà mỡ khi ấy là của hiếm chẳng mấy khi được ăn, lại cộng thêm một ít nhân đậu xanh bùi bùi bên trong và bên ngoài điểm những quệt đường màu trắng, đường cũng là thứ của hiếm khi ấy. Thế nên được nhai một cái bánh rán ngòn ngọt, béo ngậy và ăn cho thật khéo để không cho bất cứ hạt vụn đường nào hay nhân đậu rời ra là một niềm sung sướng khôn nguôi của bọn trẻ con quanh năm thèm ăn.

Bây giờ thì bánh rán có ở khắp nơi, rẻ mà lại nhiều hàng ngon. Trước chỉ có bánh rán ngọt với những cái bánh rán tròn tròn, bên ngoài phủ những lớp đường cô đặc thì bây giờ mỗi hàng bánh đều cố gắng tạo ra những phong cách riêng để thu hút khách hàng.

Một hàng bánh lâu năm mà dân Hà Nội theo thói quen hoặc do truyền tai nhau mà hay đến. Đó là hàng bánh rán Gốc Đa ở phố Lý Quốc Sư, rất gần với Nhà thờ Lớn. Cái hàng bánh này nhỏ tí tẹo, mỏng dính, tựa vào một gốc đa và bán rất nhiều loại bánh: bánh gối, bánh rán, bánh tôm… Nơi này luôn đông đúc nhộn nhịp vì tọa lạc ở con phố trung tâm. Khách vào ăn thì cứ phải ngồi sít sịt vào nhau đợi và ngắm nghía những cái bánh tròn tròn, bên trong là mộc nhĩ, miến, thịt băm bên ngoài là bột mì, được rán vàng ruộm. Khách đông đúc, phố ồn ào nhưng được cái bánh rán nóng hổi, chấm vào bát nước chấm chua ngọt, có cả rau sống đi kèm cũng thấy cái thú vị của ẩm thực phố cổ. Nhưng ăn nhiều thì ngán, tất nhiên là bánh rán luôn được thả vào một chảo đầy dầu mỡ, nên khi ăn để bụng đoi đói một tí hoặc gọi thêm một cốc trà đá đặc một chút để chiêu cùng thì thấy dễ chịu và bớt ấm ách hơn.

Bánh rán ngon thế đấy!

Một hàng bánh rán ở phố Nhà Chung cũng gần đó thì phục vụ với kiểu “giang hồ” hơn. Quán là quán vỉa hè, chỉ có mấy cái ghế nhựa và bàn. Không có đũa hay thìa gì cả, khách cứ bốc bánh rán bằng tay, chấm đẫm nước dùng rồi cho vào miệng. Cái kiểu ăn bốc bải này gợi nhớ những món quà thuở xưa. Làm gì có bát đĩa, thìa dĩa gì bao giờ, quà mua về, bánh rán, bánh giò… cứ thò tay vào bốc lấy mà ăn. Những chỗ dính dáp thì khi ăn xong lại mút mát cho khỏi phí phạm, bây giờ những bạn trẻ nếu thấy những cảnh thế thì kinh nhưng mà cái thời đó, cũng không xa lắm, mà nhất là với trẻ em thôn quê đói khát thì việc này là rất thường.

Quay lại hàng bánh rán phố Nhà Chung, thứ bánh rán ở đây có những điểm khác biệt so với bánh rán Cây Đa. Trong nhân cái bánh rán ngọt tròn tròn còn vương vấn mấy sợi cùi dừa màu trắng ăn khá thơm, cái bánh mặn thì trông giống hệt một quả chuối tây nhỏ béo mũm mĩm, da vàng óng. Lớp bột bên ngoài của bánh cũng dày dặn hơn bên Gốc Đa; vì thế bên ngoài bánh thì giòn mà bên trong ruột bánh vừa dẻo, vừa nóng. Ăn cái bánh bốc bải theo phong cách ngày xưa mà nhìn ra cái vườn hoa Nhà Chung gần đấy có những bóng cây cao vút cũng thấy khoan khoái. Cái hàng bánh này lại gần một trường tiểu học nên mỗi khi tan trường có thể thấy đám trẻ nhỏ nhiều đứa cũng khoái bánh rán ra phết. Mà nếu có lỡ ăn vài cái bánh rán thì về nhà đỡ cơm vì bánh rán vừa to mà chất béo bao giờ cũng no lâu.

Một hàng bánh rán mang phong cách “quý phái” hơn là hàng bánh rán Gia Trịnh ở phố Lý Nam Đế. Hàng này bán rất nhiều loại bánh nổi tiếng nhưng các loại bánh này xin để vào một dịp khác, ở đây xin chỉ nói tới bánh rán không thôi. Cái hàng bánh này được khách ưa thích trước hết vì hàng bánh có máy lạnh, cửa kính trang nhã. Sự so sánh thì rất đơn giản, ở Nhà Chung thì ngồi vỉa hè, ở Cây Đa thì ngồi sít sịt cọ cả người vào nhau, ở đây thì có máy lạnh, không gian không rộng lắm nhưng có thể ngồi trong nhà ăn được. Hàng bánh sản xuất ở một chỗ khác, nơi này chỉ bán bánh nên cũng không phải ngửi mùi dầu mỡ hoặc trông thấy những cái chảo mỡ sôi sùng sục, những nguyên liệu làm bánh để ngổn ngang.

Hàng bánh này, theo tôi là hàng bánh đi theo xu hướng truyền thống nhất. Những cái bánh rán chỉ to hơn quả trứng chim cút một chút, bên ngoài rắc kín hạt vừng trông rất đẹp mắt. Ghi chú thêm là hai hàng bánh kể ban đầu bánh có rất ít vừng hoặc vừng chỉ có một góc, còn ở hàng Gia Trịnh này có lẽ chủ nhân rất chú ý đến mĩ thuật, những cái bánh rất đều nhau, tròn trịa, xinh xinh, vừng phủ kín, vừa trông thấy đã tứa nước miếng muốn ăn ngay.

Bánh rán ngon thế đấy!Bánh rán - Món ngon hấp dẫn.

Nói hàng bánh này theo phong cách truyền thống vì không có thứ nước chấm nào đi cùng cả, dù là bánh ngọt hay bánh mặn. Bánh rán truyền thống thì không bao giờ có nước chấm cả, cứ cầm trên tay hoặc lót bằng một miếng giấy là ăn. Một thứ độc đáo của hàng bánh này là có cái nhân lúc lắc. Cầm cái bánh lên lắc nhè nhẹ là cảm thấy viên bột bằng đậu xanh đang đong đưa. Sờ bằng tay, nhìn bằng mắt, vừa ngắm mấy cô bán hàng trẻ trung gắp những cái bánh vào những cái túi làm rất khéo phù hợp với việc đựng bánh mà yên tâm về chất lượng và uy tín của hàng. Vào những dịp lễ, ví dụ như Trung thu, người mua bánh xếp hàng kìn kìn, đợi mãi mới mua được một túi bánh ưng ý về cho trẻ con ở nhà…

Một hàng bánh rán nữa, nếu không nói đến thì còn thiếu sót với những người khoái bánh rán. Đó là hàng bánh ở một con ngõ trên đường Lạc Long Quân, gần Võng Thị, Tây Hồ. Hàng bánh này cũng có thâm niên được nhiều người ưa chuộng, trước đây hàng trên phố Thụy Khuê gần chợ Bưởi, sau mới chuyển về vị trí bây giờ.

Đây cũng là một hàng bánh dân dã không có nhà cửa gì cả, chủ hàng dựng mấy cái ô và bạt để che mưa che nắng, phía sau là một cái miếu thờ bà tổ nghề ngành dệt lĩnh của vùng Kẻ Bưởi khi xưa, bà Phan Thị Ngọc Đô, cung phi gốc Chăm của vua Lê Thánh Tông. Sự khác biệt của hàng bánh này có thể kể những đặc điểm như sau. Hàng không bao giờ làm bánh trước mà có khách đến mới làm và chỉ bán từ giữa trưa đến chiều tối và mặc dù có chút “chảnh” đó hàng lúc nào cũng đông khách. Chủ cửa hàng đã nghĩ ra một cách độc đáo để khách khỏi lộn xộn. Vào giờ cao điểm, khách đến ăn được phát một con số như ở bệnh viện, khi nào nhà hàng gọi đến số của mình thì mới được phục vụ, vậy là khỏi phải ganh tị đến trước đến sau chen lấn.

Nhưng như vậy thì hàng bánh này có gì đặc sắc mà người ta phải xếp số chờ đợi. Trước hết là bánh tươi cái đã, như đã nói ở trên, khách đến hàng mới rán bánh. Công đoạn rán bánh cũng khá cầu kì, có cả một dãy chảo rán đặt cạnh nhau nhưng nhiệt độ ở mỗi chảo đều khác nhau; cái thì sôi lăn tăn, cái thì sôi sùng sục để phù hợp với từng giai đoạn chín của bánh; vì thế bánh ngập trong dầu mỡ mà ăn không ngán, bên ngoài thì giòn rụm mà bên trong mềm mại, nóng hổi. Một đặc điểm nữa của hàng bánh nơi đây là thịt làm nhân bánh thái thành từng miếng chứ không băm nhỏ như những hàng khác, như vậy là yên tâm là thịt tươi rồi nhé, thịt thái miếng thì không giấu ai được.

Cái bánh nóng hôi hổi được vớt ra để vào một cái rổ cho ráo mỡ rồi người bán cắt cái bánh cho vào cái bát nhỏ, cũng liền tay chan luôn thứ nước chấm màu đỏ sẫm dẻo quánh vào bát bánh, ở phía trên là những lát su hào hoặc đu đủ thái mỏng, xinh xinh.

Thế còn chần chừ gì nữa mà không ăn cái bánh rán nóng hôi hổi, nước chấm chua ngọt hấp dẫn kia và hình như xung quanh ai cũng đang chú mục vào món khoái khẩu của mình.

Bánh rán ngon là thế đấy, có ai ăn với tôi không?

Uông Triều

6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai

Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày sao cho vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và cho con, vừa tốt cho sức khỏe là tất yếu và đáng được lưu tâm.

Sau đây là những loại rau củ có tác dụng bổ máu cho phụ nữ thời kỳ mang thai:

1. Cà rốt

Cà rốt- tên khoa học là Daucus carota Sativus - là một loại cây ăn củ, thường có màu cam. Cà rốt có nguồn gốc từ châu u và phía Tây nam châu Á.

Tất cả các loại rau quả nói chung đều là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng, nhưng mỗi màu rau củ lại có ưu điểm dinh dưỡng riêng của mình. Cà rốt cũng giống như các loại rau màu cam (bí ngô) thường chứa lượng rất cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Có rất nhiều lợi ích của cà rốt đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A giúp cho việc phát triển thị giác của thai nhi và người mẹ.

Ngoài việc rất giàu vitamin A và có lợi cho sức khoẻ của mắt, cà rốt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như Vitamin C - một loại vi chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sản xuất collagen, duy trì sức khỏe và sự phát triển của xương và răng ở phụ nữ mang thai và thai nhi.

Ngoài ra, vitamin C luôn cần thiết để giúp cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Vitamin C cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh vitamin C, cà rốt còn chứa hàm lượng Kali rất có lợi cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa chuột rút, duy trì nhịp tim bình thường và tăng lưu lượng máu đến não, giữ cho hệ thống của mạng lưới thần kinh và duy trì mức cholesterol ở mức bình thường.

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - ca rot

2. Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau lá xanh có nguồn gốc ở hầu hết châu u, Bắc Phi, Tây Á và được trồng rộng rãi như một loại rau ăn lá. Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - cai xoan

3. Bắp cải

Bắp cải có 2 loại xanh hoặc tím, được trồng như một loại rau ăn quanh năm. Bắp cải là một loại rau nhiều lớp và phát triển tốt ở thời tiết mát mẻ. Đối với phụ nữ mang thai, bắp cải có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, một vi chất giúp giảm nguy cơ sinh non. Họ cũng cần lượng canxi đáng kể phục vụ cho phát triển xương và răng. Hai vi chất này có nhiều trong bắp cải, vì vậy ăn bắp cải mỗi ngày là bạn và thai nhi được bổ sung đầy đủ cho việc phát triển khỏe mạnh.

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - bap cai

4. Cà tím

Cà tím là một thực phẩm có lượng calo rất thấp và được ghi nhận trong danh sách dinh dưỡng lành mạnh. Cà tím thuộc họ Solanaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ và bây giờ được trồng ở nhiều vùng nhiệt đới. Trong cà tím có chất chống oxy hóa rất có lợi cho phụ nữ mang thai.

Ăn thường xuyên cà tím giúp bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cao huyết áp (làm tăng nguy cơ sẩy thai) và các rủi ro khác. Cà tím chứa riboflavin và thiamin, cả hai đều là những chất có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề về huyết áp cao.

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - ca tim

5. Măng tây

Măng tây là một loại rau được biết đến từ người Hy Lạp cổ đại và La Mã như một món ăn được đánh giá cao, phát triển tốt ở vùng ven biển khu vực Đông Địa Trung Hải và Tiểu Á - họ Allium, hoa huệ.

Măng tây kiểm soát lượng đường trong máu vì măng tây có chứa vitamin B cao, tăng sản lượng sữa đối với các bạn đang cho con bú.

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - mang tay

6. Rau bina

Hay còn gọi là rau bó xôi - được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

thieu mau, rau cu cai thien tinh trang thieu mau cho phu nu mang thai - rau bina

Hàm lượng dinh dưỡng của 100 gram bó xôi cung cấp 29 cal, Protein (3 g), Fat (0.3 g), Carbohydrates (5.4 g), Chất xơ (1,0 g), Canxi (73 mg), Phosphorus (50 mg), Sắt (2,5 mg), Vitamin A (6.300 IU), Vitamin B1 (0,07 mg), Vitamin C (32 mg), Nước (89,7 g)... Bó xôi là một loại rau rất bổ dưỡng với hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ và cả người bình thường.

Khuê Vũ - Học viện Quân Y

(theo Garcia)

Ngày đèn đỏ, chị em nên ăn gì để không bị hoa mắt, chóng mặt

Dưới đây là những loại thực phẩm nên đưa vào bữa ăn trong những ngày đến tháng của các chị em.

1. Thịt bò

Trong 85mg thịt bò cung cấp 2,1mg sắt. Vì vậy, có thể nói thịt bò cũng là nguồn cung cấp chất sắt phong phú, giúp cải thiện lượng hemoglobin cho cơ thể. Hemoglobin là một thành phần quan trọng trong máu. Hemoglobin được tổng hợp trong máu nhờ chất sắt.

Nếu cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin cũng giảm và kéo theo đó là một loạt các triệu chứng như thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi và đau đầu...

2. Hải sản

Hải sản vốn dồi dào chất sắt nên thường được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, hàu có thể cung cấp 30 phần trăm chất sắt cơ thể cần chỉ trong 85g. Bên cạnh đó, thịt hàu còn rất giàu axit amin, giúp chống lại mệt mỏi và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, người tì vị yếu, khó tiêu, bị tiêu chảy, người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn quá nhiều, không ăn hàu sống. Tốt nhất là nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Cà rốt

Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời, beta-carotene không chỉ có tác dụng bổ mắt mà còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.

Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh... có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.

4. Các loại rau

Sắt dạng không heme có nhiều trong rau. Có thể kể ra đây những loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống...;

Đặc biệt là rau dền đỏ luôn là những thứ “ưu tiên” hàng đầu có tác dụng bổ máu;

Rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp dễ được cơ thể hấp thụ, do đó ăn thường xuyên có thể phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

5. Các loại hạt

Các loại hạt rất giàu chất béo tự nhiên và có chứa sắt. Các loại như đậu, lạc, vừng,.. đứng đầu trong danh sách các hạt giàu chất sắt.

BS. Ngô Hà

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể phòng ngừa đau cổ vai gáy?

đau cổ vai gáy

Cột sống cổ bao gồm 7 xương đốt sống cổ được ngăn cách bởi các đĩa đệm cột sống bảo đảm cho vận động cổ linh hoạt, nhẹ nhàng. Ngoài ra, có một hệ thống hỗ trợ kết nối của các cơ, gân và dây thần kinh bao xung quanh cột sống cổ. Không có gì ngạc nhiên khi chấn thương, căng thẳng, và sự lão hóa qua nhiều năm hoạt động có thể gây ra chứng đau cổ gáy.

Không có thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng đặc biệt nào có thể khống chế hoàn toàn chứng đau cổ gáy, nhưng một số thực phẩm có thể đóng góp hỗ trợ cho sức khỏe của xương, dây thần kinh và các mô liên kết tạo nên cấu trúc cổ. Các nhà nghiên cứu đã kết luận vai trò quan trọng của chế độ ăn uống trong các bệnh như viêm khớp và tác động lên quá trình viêm ở vùng cổ gáy.

Chế độ ăn uống giảm đau cổ vai gáy

Thiên nhiên đã cung cấp cho chúng ta các chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe xương.

Axit béo Omega-3:

Axit này được tìm thấy trong các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá mòi, có tác dụng làm giảm các yếu tố gây viêm trong cơ thể.

cá chứa omega-3 giảm viêm

Nếu bạn không thích ăn cá, bạn có thể dùng thuốc bổ sung dầu cá. Bạn cũng có thể nhận được axit omega-3 từ hạt lanh, quả óc chó và lá rau xanh.

Chất chống oxy hóa và chất xơ:

Bạn nên cố gắng dùng 5 khẩu phần rau và 2-4 khẩu phần trái cây mỗi ngày. Những loại thực phẩm này có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và chất chống viêm.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất xơ từ các loại đậu và ngũ cốc cũng như các loại trái cây và rau quả, làm giảm một chất chỉ điểm (marker) viêm trong máu được gọi là CRP (C-reactive protein). Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm 1/3 nồng độ CRP trong máu.

Canxi và vitamin D:

Thủ phạm gây đau cổ vai gáy có thể do thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Vì vậy, nên bổ sung canxi vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Bạn cũng sẽ cần vitamin D để hấp thụ canxi cho cơ thể. Khuyến nghị cho một người lớn trung bình từ 1.000 đến 1.500 mg canxi và 400-800 IU vitamin D mỗi ngày. Một loại thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D có chú thích trong bảng thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

Magnesium:

Các bác sĩ đang ngày càng nhận thức được giá trị của magiê trong đảm bảo sức khỏe xương. Nếu bạn không nhận được đủ magiê, bạn có thể dễ bị đau cổ gáy, căng cơ và đau nhức cơ bắp. Magiê là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho sự co rút và thư giãn của cơ bắp.

Magiê có thể được tìm thấy trong trái cây và rau quả, các loại hạt, đậu, đậu nành và các loại hạt. Theo khuyến nghị nhu cầu hàng ngày cho magiê là khoảng 400 mg cho nam giới trưởng thành và 320 mg cho phụ nữ trưởng thành.

Nước:

Cơ thể thiếu nước có thể là một trong những nguyên nhân gây ra đau cơ bắp. Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến sự mất cân bằng của các chất điện giải và các khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ bắp và dây thần kinh.

rau quả trái cây chống viêm

Chất xơ có trong trái cây, rau quả giúp giảm viêm

Chế độ ăn uống cần tránh

Giảm các loại thực phẩm gây ra viêm là cách tuyệt vời để giúp giảm đau cổ gáy.

Axit arachidonic và chất béo bão hòa khác:

Có trong thịt và các sản phẩm sữa, là thủ phạm làm tăng tình trạng viêm của cơ thể. Vì vậy, để giảm viêm, cần giảm tiêu thụ các loại thịt và các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo như bơ và kem.

Rượu và hút thuốc:

Bạn cũng nên biết rằng rượu và hút thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Rượu có thể làm mất canxi và magiê qua nước tiểu, và khói thuốc lá gây hại cho xương của bạn.

Các bác sĩ đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc duy trì sức khỏe xương. Nếu bạn bị đau cổ gáy, cần trao đổi với bác sĩ để có được một chế độ ăn uống chống viêm và thúc đẩy xương và cơ bắp khỏe mạnh.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Everyday Health)

5 loại trà có lợi cho sức khỏe và giúp giảm cân

Trà ô long giúp giảm cân

Nghiên cứu cho thấy việc uống trà ô long có thể làm tăng sự trao đổi chất và tăng năng lượng của cơ thể, tương đương với quá trình tập thể dục nhẹ nhàng.

Trà ô long thường được phục vụ trong các nhà hàng Trung Quốc và có hương vị ngọt ngào bất kể bạn dùng nóng hoặc lạnh. Một tách trà cung cấp khoảng 75 mg caffeine, tương đương một nửa tách cà phê. Vì vậy, nếu bạn muốn tỉnh táo và bổ sung vào tiến trình giảm cân của bạn, hãy uống trà ô long.

Bạc hà và húng chanh bảo vệ gan và hệ miễn dịch

Húng chanh là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong y học

Tạo cảm giác sảng khoái và tươi mát là đặc điểm nổi bật của trà bạc hà và húng chanh cho dù bạn pha nóng hoặc ướp lạnh. Trong khi bạc hà đã được chứng minh giúp làm giảm sự quá tải cho dạ dày, các nghiên cứu cũng cho thấy húng chanh là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong y học với mệnh danh là "Dược liệu của thiên nhiên" giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm lo lắng. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng húng chanh có thể bảo vệ gan và thận khỏi bị thương tổn do ăn thức ăn có các hóa chất công nghiệp được tìm thấy trong trái cây và rau quả ngay cả sau khi đã rửa.

Trà Rhodiola tăng khả năng chịu đựng và phục hồi sức khoẻ

Trà Rhodiola giúp phục hồi sức khoẻ

Loại trà này đã được nghiên cứu và thử nghiệm bởi các vận động viên người Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cho đến nay, các nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng những phẩm chất nâng cao thể lực cũng như tăng sức chịu đựng và thời gian phục hồi nhanh hơn của loại trà thảo dược họ hoa tuy líp này. Trà không chứa caffeine, vì vậy bạn không cảm thấy bị kích thích thần kinh. Hương vị của nó cực kỳ tinh tế, thoang thoảng như mùi thơm từ hoa hồng khiến bạn thật sự dễ chịu và thư giãn.

Trà rong biển tăng khoáng chất thiết yếu

Rong biển cung cấp một lượng lớn khoáng chất

Có lẽ bạn đã ăn rong biển bởi hàm lượng calorie thấp và nhiều vi chất, nhưng việc uống trà rong biển có vẻ như còn xa lạ. Rong biển cung cấp một lượng lớn khoáng chất hơn bất kỳ loại thực phẩm nào bao gồm iodine bảo vệ tuyến giáp, vitamin C kích thích miễn dịch và kích thích việc sản xuất sắt trong cơ thể. Trà rong biển chứa nhiều khoáng chất mà cơ thể chúng ta cần, nhưng lại không thể tự sản xuất được. Có khoảng 60 khoáng chất được xem là cần thiết cho cơ thể con người, và tất cả chúng đều có rong biển. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tiêu thụ rong biển thường xuyên trong thực đơn giúp duy trì sức khỏe cho mái tóc và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.

Trà giấm táo kiểm soát lượng đường trong máu

Trà giấm táo có rất nhiều công dụng, từ thải độc đến giảm cân. Trà giấm táo được giới thiệu như một liệu pháp chữa bệnh tự nhiên, tốt cho sức khoẻ. Đặc điểm lớn nhất của trà giấm táo được các nghiên cứu chỉ ra đó là nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu khi tiêu thụ với thực phẩm có nhiều chất bột. Chính điều này làm cho nó trở thành một công cụ hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.Tuy nhiên, nhược điểm của giấm táo là có tính axit cao nên gây hại cho men răng - thật là thông minh khi bạn pha loãng nó với nước như pha chế một loại trà, vừa tốt cho sức khoẻ vừa không hại men răng.

Nguyễn Mai Hương

(prevention.com)

Bồi bổ nguyên khí với Nhân Sâm Hoa Kỳ

Hiểu thế nào về nguyên khí?

Tuy khái niệm “nguyên khí” khá mơ hồ nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được nó trong cuộc sống hàng ngày.

Theo lý thuyết, “Khí” là sự hiện sinh nội tại lưu chuyển bên trong một sinh thể. Vai trò của khí là lấp đầy không gian bên trong sinh thể, tạo môi trường cho chu trình tuần hoàn khép kín và cân bằng nội tại của chính sinh thể đó. Nguyên khí tốt sẽ giúp nội tại sinh thể luôn cân bằng; các kinh lạc theo đó mà luân chuyển thông suốt trong toàn bộ sinh thể, không bị tắt nghẽn ở bộ phận nào, khiến cơ thể khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.

Trong thực tế đời sống, nếu những ai hiểu và chăm chút cho nguyên khí của mình bằng những lối sống lành mạnh, trong ăn uống biết chọn lọc những thực phẩm, dưỡng chất bồi bổ nguyên khí; trong rèn luyện tập thể chất biết chú trọng các phương cách hấp thụ nguyên khí như thiền định, khí công, yoga, hay đơn giản là tạo giấc ngủ sâu,… thì các kinh lạc trong cơ thể được thông lưu, giúp tràn đầy năng lượng sống. Ngược lại, nếu nguyên khí không được bồi bổ tốt, sự luân chuyển khí giữa các kinh lạc dễ bị tắt nghẽn, khiến người hay uể oải, mệt mỏi, đau nhức, làm việc thiếu tập trung, dễ xuống tinh thần dẫn đến những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.

Tóm lại, nguyên khí cần được chăm chút tốt, nhờ đó ta sống đầy sinh lực về cả thể chất lẫn tinh thần.

Phương cách bồi bổ nguyên khí?

Theo một số tài liệu Nhật Bản nghiên cứu về khí, mà người Nhật gọi là “Ki”, thì “Ki” được tạo ra chủ yếu thông qua giấc ngủ, do vậy những người thiếu ngủ dễ bị suy nhược thể chất hay bạc nhược tinh thần. Do vậy, những ai bị chứng mất ngủ kinh niên cần phải tập khí công, thiền định hay yoga để tìm cách hấp thụ lại nguyên khí. Ngoài ra, cần chú trọng một số thảo dược quý đã được xác định tính năng “bồi bổ nguyên khí”, trong đó có Nhân Sâm Hoa Kỳ.

Nhân Sâm Hoa Kỳ và vai trò cân bằng m-Dương trong cơ thể

Nhân sâm Hoa Kỳ có hình dáng xù xì, gân guốc, sinh trưởng chủ yếu ở Mỹ và Canada. Tên gọi phổ biến là American Ginseng

Trong một sinh thể lành mạnh, Dương khí và m khí luôn cần phải cân bằng theo một tỷ lệ thích hợp. Dương khí là phần “Nhiệt” của khí, mang năng lượng nuôi dưỡng sự chuyển hóa trong sinh thể theo chu trình thuận. m khí là phần “Nền lạnh” tạo mảng tối vừa đủ để sinh thể hấp thu được năng lượng bên ngoài. Do Dương khí luôn có khuynh hướng “bốc lên”, nên khi quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị nóng, bốc hỏa, mất cân bằng và sinh bệnh.

Do vậy, các thảo dược có tác dụng dưỡng âm cần được chú trọng, nhất là với những người tuổi trung niên, nhằm cải thiện các triệu chứng “bốc hỏa” do âm suy. Trong đó Nhân Sâm Hoa Kỳ rất thích hợp cho các trường hợp khí hư, âm suy hỏa vượng. Khác với các loại sâm thường có tính nóng, sâm Hoa Kỳ lại có tính mát, bổ khí, nhuận táo, thích hợp với người thể ôn nhiệt. Do vậy, sâm Hoa Kỳ có thể dùng được cho những người bị cao huyết áp thể "âm hư nội nhiệt" với liều lượng hợp lý.

Tóm lại, để cơ thể khỏe mạnh cần được chăm chút và bồi bổ nguyên khí toàn diện. Trong đó, Nhân Sâm Hoa Kỳ là một lựa chọn tốt theo cách dùng dinh dưỡng để bổ nguyên khí, nhờ vào công dụng dưỡng âm bổ khí được đánh giá cao của loại thảo dược này. Nếu trước đây việc dùng sâm khá phức tạp với các dạng dùng pha trà hay cắt lát ngậm, thì nay nhân sâm Hoa Kỳ được chiết xuất và đóng dạng viên nang cho hàm lượng cao hơn, giúp sử dụng tiện lợi và đạt hiệu quả nhanh chóng hơn.

Nhân sâm Hoa Kỳ Aloha (USA)

Kế tiếp thành công với sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Đông Trùng Hạ Thảo ALOHA tại Mỹ, nhà sản xuất Aloha Medicinals USA đã nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Nhân Sâm Hoa Kỳ ALOHA. Được biết sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thành phần: Mỗi viên nang chứa 500 mg Nhân Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius) dạng bột nguyên chất.

Công dụng: Giúp bồi bổ nguyên khí, tăng cường sinh lực, giúp trấn tĩnh và phục hồi sức khoẻ.

Đối tượng sử dụng: Dùng cho cả nam lẫn nữ: người suy nhược, mệt mỏi, người làm việc căng thẳng, người lao động nặng, người cần phục hồi sức khỏe sau khi bệnh.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh. Phụ nữ có thai, cho con bú hỏi ý kiến bác sỹ khi sử dụng sản phẩm này.

Nhà sản xuất: Aloha Medicinals. 2300 Arrowhead Drive Carson City, Nevada, Mỹ. Aloha Medicinals là nhà máy đạt chuẩn đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA cấp giấy chứng nhận (số ĐK: 19446231888)

Nhập khẩu & Phân phối: Công ty Dược phẩm Phan Nam, 99 Trần Đình Xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. HCM.

Điện thoại tư vấn: TP HCM: (028) 3920 7110 – Ext: 12. Website: http://phanapharma.com.vn/ .

Giấy xác nhận Công Bố: 26392/2017/ATTP-XNCB

Giấy phép QC: 01557/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ (Organic) 100%.

Dinh dưỡng để hạn chế sâu răng

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng có rất nhiều thực phẩm giúp ngăn ngừa sâu răng, giữ cho răng luôn chắc khỏe.

Thủ phạm gây bệnh sâu răng

Đường và thực phẩm có đường:

Đường saccarose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại thông dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose, maltose. Vì vậy, sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường saccarose bằng các loại đường kể trên trong mục đích giảm khả năng gây sâu răng. Carbohydrat dễ lên men như các loại đường saccarose, glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật vàng, mật mía, trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp, nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn. Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng làm cho các món ăn này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.

Phomat là thực phẩm tuyệt vời cung cấp nhiều canxi có tác dụng phục hồi bề mặt răng, chống lại sự tấn công của acid.

Sự ăn mòn răng: Là sự mất mô cứng của răng tiến triển không thể đảo ngược mà trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Các acid ngoại sinh trong chế độ ăn bao gồm acid citric, acid phospholic, acid ascorbic, acid malic, acid tartaric, acid carbonic đã được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và nước ép trái cây, đồ uống có ga và dấm. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga (kể cả đồ uống thể thao), dưa chua (có dấm), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng cũng làm tăng sự ăn mòn răng.

Những thực phẩm giúp hạn chế sâu răng

Khuyến cáo mức tiêu thụ đường tự do < 10kg/người/năm (trung bình khoảng 500g/người/tháng) giảm đáng kể tỉ lệ sâu răng. Hiện nay, các chất ngọt không phải đường thay thế được dùng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp bánh kẹo và thức uống giải khát, cả trong kẹo cao su...

Dùng nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D: Có trong sữa, rau lá xanh, cá, phomat, hạt đậu khô... giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi. Mặc dù ở nước ta, thói quen ăn phomat chưa phổ biến nhưng đây là nguồn giàu chất canxi, khi ăn phomat, canxi sẽ được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid gần như ngay lập tức.

Tinh bột: Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/nhiều đường có mức sâu răng cao. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng 1/3 hoặc một nửa khả năng gây sâu răng của saccarose.

Thức ăn tinh bột trắng (bột loại bỏ nhiều lớp vỏ bám bên ngoài của hạt ngũ cốc) thì làm cho đường và acid bám chắc vào răng. vì thế, trong bữa ăn hàng ngày, ta nên xen kẽ các thức ăn tinh, thô với các thức ăn có nhiều chất xơ (xenlulose) sẽ làm cho răng chắc khoẻ và sạch răng.

Rau quả: Ăn những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch răng và góp phần tái khoáng hóa men răng, ngăn ngừa sâu răng. Ăn những loại thực phẩm không gây hại cho răng như: dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, dưa gang, rau diếp... giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi, chỉ nên ăn 200g/bữa, nếu ăn nhiều sẽ gây táo bón, khi ăn nên nhai kỹ.

Loại thực phẩm không tốt cho răng như: chuối, chà là, nho, cà chua, quả vả, sung, táo ngọt, quả lựu, cam, quýt, quất, me chua... do chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng không nên đoạn tuyệt vì chúng cũng có nhiều yếu tố có lợi cho răng miệng như làm sạch và chứa florua.

Chú ý: Nên chải răng sạch sau mỗi bữa ăn nhưng không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây. Lúc này, lớp men răng sẽ mềm hơn dưới tác dụng của acid hữu cơ trong rau và trái cây, bàn chải sẽ làm mài mòn men răng, vì thế, nên đợi khoảng 30 phút, nước bọt sẽ phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy làm sạch chúng bằng bàn chải.

BS. Vũ Thị Thanh (Khoa Dinh dưỡng - BV Bạch Mai)




VitaMK7®, Vitamin K2 tối ưu (menaquinonone

Menaquinone phân biệt với nhau bởi số lượng các nhóm Isoprenoid không no nằm trên các mạch nhánh, được quy định là MK-n, trong đó n là số lượng các chuỗi Isoprenoid. Chiều dài của các chuỗi này khác nhau sẽ giúp cho các Menaquinon có khả năng sinh học và hiệu quả khác nhau. MK7, với bảy chuỗi Isoprenoid, là vi chất được nghiên cứu nhiều nhất và được chứng minh là có khả năng sinh học và hiệu quả cao hơn hẳn so với Vitamin K1 và Vitamin K2 ở dạng MK4 (1).

MK7 đã được phân lập lần đầu tiên từ natto (đậu tương lên men), một món ăn truyền thống Nhật, thu được từ quá trình lên men đậu tương với vi khuẩn chuyên biệt là Bacillus subtilis natto. Một số nghiên cứu về việc sử dụng Natto có hàm lượng MK7 cao (1.000µg /100g) cho kết quả xương chắc khỏe hơn và giảm các nguy cơ tim mạch (2).

Bacillus subtilis natto chỉ có thể sản xuất được MK7 ở dạng “trans”, là dạng cấu hình không gian của liên kết đôi trong chuỗi Isoprenoid. Cấu trúc này, được gọi là “all-trans”, đặc trưng với tất cả các Menachinones, cho phép chúng đóng một vai trò quan trọng trong vận chuyển Electron (chuỗi hô hấp) của Prokaryote, như là các chất vận chuyển electron trong màng tế bào chất, nhờ các tính chất chống oxy hóa có thể bảo vệ màng tế bào không bị oxy hóa lipid. Ở người, hoạt tính sinh học của MK7 liên quan đến cấu trúc tự nhiên “all-trans” của nó. Vitamin K2 với cấu hình không gian “cis” không có hoạt tính sinh học.

Vì chủng Bacillus subtilis natto dùng để sản xuất thực phẩm natto nên phương pháp sản xuất từ việc lên men được công nhận là có lợi nhất. Nó cung cấp nguồn tái tạo MK7 tự nhiên, giống với những đặc tính hóa học của MK7 trong thực phẩm giàu Vitamin K2. Ngược lại, các quá trình tổng hợp MK7 tạo ra hỗn hợp các đồng phân “trans” và “cis” cùng với nhiều tạp chất khác nên cần phải sử dụng các dung môi hóa học để tách biệt các đồng phân có hoạt tính. Ngoài ra, tất cả các thử nghiệm lâm sàng sử dụng MK7 từ quá trình lên men tự nhiên đã cho kết quả tốt hơn hẳn khi sử dụng MK7 tổng hợp.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh các thành phần có nguồn gốc lên men trên thị trường dinh dưỡng và dược phẩm, Gnosis Spa là công ty công nghệ sinh học Ý dẫn đầu trong việc sản xuất vitamin K2 - MK7 với thương hiệu VitaMK7®. Phân tích cho thấy VitaMK7® cung cấp MK7 có cấu trúc “all-trans” có độ tinh khiết cao nhất (> 99%) và hàm lượng tạp chất thấp nhất nhờ quá trình lên men tối ưu, hiệu quả và độc quyền của Bacillus subtilis natto, là loại Bacillus duy nhất được công nhận để sản xuất natto chất lượng.

Đặc điểm của VitaMK7®

VitaMK7® được sản xuất bằng quá trình lên men công nghiệp của Bacillus subtilis natto giống như quá trình lên men đậu tương tự nhiên của Nhật Bản, tiếp sau đó là quá trình lọc, kết hợp cả nghệ thuật truyền thống, khoa học và công nghệ. Toàn bộ quá trình sản xuất đã được cấp bằng sáng chế ở nhiều quốc gia khác nhau (EP 1803820, US 7.718.407, JP 5043425).

Quá trình sản xuất được thực hiện trong nhà máy cGMP, tuân thủ các tiêu chuẩn ISO và HACCP, và được kiểm tra bởi FDA để đảm bảo nguồn gốc, chất lượng và sự an toàn của tất cả các sản phẩm VitaMK7®.

Trong hơn mười năm sản xuất MK7, Gnosis đã chú trọng đến các đặc tính tự nhiên của MK7 và các đặc tính này đã được cải tiến thông qua các công nghệ lên men tiên tiến. Kết quả cho thấy MK7 sản xuất có độ tinh khiết cao (> 99%), với cấu trúc toàn bộ trans (> 99%) và hầu như không có tạp chất. Bột MK7 có màu trắng, không mùi, không bị kết dính cũng như hoàn toàn không có mùi xấu như thường gặp phải ở các chế phẩm lên men hoặc tổng hợp khác để tạo ra MK7.

VitaMK7® không chứa bất kỳ chất dị ứng, kim loại và dung môi hữu cơ nào; có thể công bố là “Hoàn toàn không chứa…” các chất đó. Quy trình sản xuất không có các loại bột từ thực vật có tinh bột như đậu nành hay bột gạo, có thể được công bố là không chứa đậu nành và gluten . Không dùng dung môi trong suốt quá trình sản xuất và giai đoạn tinh chế.

VitaMK7® là menaquinone-7 duy nhất tuân thủ tiêu chuẩn dược phẩm của Hoa Kỳ, là tiêu chuẩn giúp xác định độ tinh khiết, phương pháp và những yêu cầu chất lượng cao cho vitamin K2 hiệu quả tối ưu nhất.

Hiệu quả:

Hiệu quả của MK7 trong việc giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch đã được chứng minh trên cơ thể người, thử nghiệm sử dụng natto có chất lượng, được lên men từ vi khuẩn Bacillus subtilis.

Một phân tích định lượng công bố năm 2015 đánh giá vai trò của MK7 trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, bao gồm 19 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, cho thấy, với nhóm sử dụng Vitamin K2 trung và dài hạn, có sự cải thiện đáng kể về mật độ xương (Bone Mineral Density) trong đốt sống (3). Một nghiên cứu gần đây của Knapen và cộng sự (4) về kết quả sử dụng MK7 dài hạn (180 µg/ngày trong 3 năm) để điều trị xơ cứng động mạch với nhóm phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh. Chứng xơ cứng động mạch đã giảm đáng kể trong toàn bộ nhóm điều trị bằng MK7 so với nhóm dùng giả dược (placebo), hiệu ứng đặc biệt rõ với các đối tượng có độ cứng động mạch cao. Các nghiên cứu về loại VitaMK7 hoạt động này có trong các thử nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng đã công bố. Đặc biệt, vitaMK7® được thử nghiệm dùng 1 liều với các tình nguyện viên khỏe mạnh (1mg với bữa sáng giàu chất béo) cho thấy đồ thị sinh khả dụng đặc trưng của MK7, đúng với dữ liệu mô tả loại MK7 sản xuất từ “natto”. Bổ sung vitaMK7® trong 2 tuần với liều 45 hay 90µg/ngày, hòa tan với dầu ô-liu, ở liều cao nhất giúp cải thiện rõ rệt quá trình carboxyl hóa canxi xương (5, 6).

Ứng dụng của vitaMK7®

VitaMK7® có thể được sử dụng trong công thức một cách linh hoạt nhờ vào tính ổn định lâu dài của nó (3 năm ở nhiệt độ thường) và có thể dùng ở dạng viên nén, viên nang, gel mềm và dạng gói nhỏ. Nhờ độ tinh khiết cao, VitaMK7® ổn định ngay cả khi trong công thức có các loại muối canxi khác nhau, như carbonate, citrate và được chứng minh ổn định trong các công thức dạng lỏng như nước, yogurt và dầu.

ƯU ĐIỂM CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN* Giúp cung cấp loại Menaquinone-7 sinh học thông qua quá trình sản xuất natto bằng phương pháp lên men tự nhiên, nhờ vi khuẩn Bacillus subtilis, theo các quy luật tự nhiên.* Giúp tạo ra loại vitamin K2 tinh khiết là MK7, với cấu trúc không gian “all trans”, dạng duy nhất hoạt động của vitamin này.* Không tạo ra dạng “cis” trong môi trường tự nhiên.* Tạp chất rất thấp, trong đó có Menaquinone-6 (chất giúp nhận biết quá trình lên men) một dạng tương đồng với MK7, cũng được sản xuất nhờ các vi khuẩn đường ruột và được tìm thấy ở các mô trong cơ thể người.* Độ tinh khiết càng cao thì sản phẩm này càng ổn định.* Dựa trên nguồn tài nguyên tái tạo được và cung cấp sản phẩm xanh, sạch, bền vững. Quy trình này được xem là công nghệ tái tạo: các hợp chất dễ dàng phân hủy; quy trình tiêu tốn ít năng lượng hơn và phát thải ít hơn.ĐIỂM CẦN LƯU Ý CỦA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP* Tạo ra hỗn hợp cấu trúc của nhiều isomer, cả dạng trans và cis. Dạng cis của MK7 được xem là không có hoạt tính sinh học.* Sử dụng các dung môi hóa học - để tách Menaquinone-7 khỏi các dạng “cis”, các bán thành phẩm và tạp chất - nên một phần các dung môi này còn trong sản phẩm cuối. MK7 từ quá trình tổng hợp không thể đạt được độ tinh khiết all-trans, chỉ khoảng 90%.* Quá trình sản xuất/Sự tồn tại của hỗn hợp các hợp chất khác nhau (bán thành phẩm) và các sản phẩm phụ ở hàm lượng cao (tạp chất), với bản chất và cấu trúc khác nhau, thường không tồn tại trong môi trường tự nhiên.* Quy trình tinh chế không thể loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Thường chúng là những hợp chất chưa biết và không điển hình, với các hiệu ứng sinh học không xác định được.* Vì lượng cis isomer mà các MK7 tổng hợp không phải là dạng ALL-TRANS (chỉ 90% là MK7 dạng trans).

PGS.TS. Luca Tiano - (Bộ môn Khoa học sự sống và Môi trường, Đại học Marche (Ý))

Dịch giả: PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy

Người Việt thấp còi bởi bữa ăn hằng ngày vẫn thiếu vi chất dinh dưỡng

Viedeo: Ths.Bs Trần Khánh Vân, Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói về sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của người Việt.

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của người Việt như thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu vitamin A là vấn đề cần được giải quyết. Cụ thể, theo điều tra những năm gần đây của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này ở khu vực miền núi là 31,2%, nông thôn là 28,4% và ở thành thị là 22,2%.

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và tỷ lệ này ở phụ nữ không có thai là 25,5%. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%.

Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao, lên tới 69,4%, đặc biệt cao ở khu vực miền núi (80,8%), nông thôn (71,6%); ở thành thị thấp hơn, nhưng vẫn lên tới 49,7%…

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào hoạt động của các enzyme, vào biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng. Thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc ở trẻ. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao. Những trẻ bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc, làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.

Ths.Bs Trần Khánh Vân, Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng cho biết, việc thiếu vi chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trí tuệ

Ths.Bs Trần Khánh Vân, Phó Trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc thiếu vi chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trí tuệ, khả năng sinh sản và lao động của người lớn, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em. Thiếu vi chất dinh dưỡng còn là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển chiều cao khi trưởng thành.

Theo đó, để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ sau sinh trong Ngày Vi chất Dinh dưỡng (ngày 1 và 2-6) năm nay, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cấp hơn 7,6 triệu liều viên nang vitamin A cho 63 tỉnh, thành phố. Dự kiến sẽ có gần 5 triệu trẻ từ 6 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi và khoảng 500.000 bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng được uống bổ sung viên nang vitamin A.

Các giải pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cũng đã được các chuyên gia đưa ra như sau:

Ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng; Cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn;

Bữa ăn của trẻ có những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, D;

Các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Bữa cơm của người Việt vẫn thiếu vi chất dinh dưỡng. Ảnh: minh họa

Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau khi sinh trong vòng 1 tháng uống một liều vitamin A; Trẻ từ 24 – 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm;

Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, môi trường trong phòng chống nhiễm giun; Phụ nữ tuổi sinh đẻ và mang thai nên uống thêm sắt axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn…

Cũng liên quan đến vấn đề bổ sung vi chất dinh dưỡng, hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng thực đơn chuẩn để đưa vào trường học, nhằm bảo đảm thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn tại nhà trường. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, từ các thực đơn chuẩn trong trường học, chúng ta sẽ xây dựng thói quen ăn uống khoa học, góp phần kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất trong học sinh, bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thanh Loan

Những bài thuốc đơn giản trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá thường xảy ra ở da nhờn, có độ pH kiềm hoặc quá kiềm, (pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro) pH của da thường ở mức trung bình 5,5, tức mang tính axít nhẹ. Lớp axít này được tạo thành từ các chất bã nhờn được tuyến nhờn của da sản xuất phối hợp với các axít amin từ mồ hôi để tạo pH của da. Lớp axít trên bề mặt da chính là lớp bảo vệ, có nhiệm vụ ngăn chặn mầm bệnh từ môi trường. Khi nó trở nên quá kiềm thì làn da trở nên khô và nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn và các yếu tố ô nhiễm gây bệnh.

Hầu hết mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Mụn trứng cá không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo khi bội nhiễm.

Tự massage nhẹ hàng ngày da mặt để giúp tăng cường lưu thông máu

Tự massage nhẹ hàng ngày da mặt để giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường nuôi dưỡng cho da

Nguyên nhân nào?

Nguyên nhân gây ra mụn tuy chưa được biết rõ, nhưng chắc chắn có các yếu tố thuận lợi sau đây có thể tham gia gây ra mụn:

- Sự gia tăng hoóc-môn ở lứa tuổi thanh thiếu niên (điều này có thể làm cho các tuyến dầu bị bít lại thường xuyên hơn), tuy nhiên do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hoóc-môn nên mụn trứng cá vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành như phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang. Thay đổi hoóc môn trong thời kỳ mang thai…

- Căng thẳng hoặc áp lực thường xuyên.

Độ pH của da thường ở mức trung bình 5,5

- Dùng mỹ phẩm không đúng cách.

Cách điều trị

Điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo. Việc điều trị thường được sử dụng tại chỗ (thoa lên da) và dạng thuốc uống, với mục tiêu là giảm tình trạng nhờn của da, tức nghĩa đưa pH của da về độ axít trung bình 5,5. Quan trọng nhất là chăm sóc và vệ sinh da thường xuyên.

Mục tiêu là đưa pH của da về độ axít trung bình 5,5

Điều trị mụn theo Y học cổ truyền bao gồm:

- Xoa bóp - bấm huyệt.

- Làm mặt nạ chăm sóc da.

- Thuốc bôi ngoài.

- Thuốc uống trong.

Thuốc bôi có tác dụng làm lành và tái tạo làn da tổn thương do mụn, điều hòa chất nhờn trên bề mặt da. Thuốc uống chủ yếu dùng để thanh nhiệt giải độc tiêu viêm, giúp tăng cường công năng khử độc của gan, thải độc của thận; điều hòa yếu tố nội tiết và tái tạo tế bào da, chống thâm, chống sẹo, giúp cho da sáng mịn màng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mụn.

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da


bài thuốc trị mụn trứng cá

Việc điều trị cần kiên nhẫn và tăng cường chăm sóc da:

- Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau quả, trái cây, chất xơ, uống đủ nước, tránh táo bón, ngủ đủ giấc từ 6 - 8 giờ mỗi ngày.

- Tự massage nhẹ hằng ngày da mặt để giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường nuôi dưỡng cho da.

- Làm mặt nạ hằng ngày với: lô hội, bí đao, hoặc mật ong.

Khi có mụn mủ (tức có tình trạng bội nhiễm), cần đến gặp thầy thuốc chuyên khoa về da (y học hiện đại hoặc y học cổ truyền) để được hướng dẫn chăm sóc đúng mức, cũng như kê đơn thuốc theo đúng phác đồ điều trị mụn tùy thuộc vào nguyên nhân, tránh biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Làm mặt nạ hàng ngày với: lô hội, hoặc bí đao, mật ong

Làm mặt nạ hàng ngày với: lô hội, hoặc bí đao, mật ong

Một số bài thuốc

Một số bài thuốc đơn giản, không độc, dễ tìm có thể sử dụng dài ngày:

- Kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, thương nhĩ tử 16g, cúc hoa 10g, cam thảo 6.

- Cỏ mần chầu 30g, cỏ mực 20g, hương phụ (chế) 16g.

- Bồ công anh 30g, thương nhĩ tử 20g, rau dấp cá 20g.

- Sài hồ 12, cát căn 12, hoàng cầm, hoàng liên 12, chi tử 8, cam thảo 6g.

- Câu kỷ tử 12, cúc hoa 10, sinh địa 20g, sài đất 12, táo 3 quả.

Các công thức trên nấu trong 2 lít nước, còn lại 1 lít uống trong ngày.

PGS.TS. NGUYỄN THỊ BAY

Sử dụng chất béo đúng cách để cơ thể khỏe mạnh

Chất béo trong cơ thể mỗi người giữ một vai trò quan trọng. Chất béo là một chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc cơ thể, có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể, vì vậy đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào.

Ở người trưởng thành, có khoảng 18-24% trọng lượng cơ thể là chất béo. Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ... Vì vậy, hiểu biết về chất béo để sử dụng hợp lý là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và tránh cho cơ thể gặp những “rắc rối” do chất béo mang lại.

Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt. Lượng chất béo càng cao thì tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim càng cao. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy: khẩu phần ăn của người Nhật Bản có lượng chất béo chiếm 25% năng lượng khẩu phần thì tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là 52/100.000 dân, trong khi đó ở Mỹ có khẩu phần chất béo là 42%, thì tỷ lệ tử vong là 306,6/100.000 dân. Đối với người Việt Nam chúng ta, chất béo nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào. Ở người trưởng thành, nếu khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì trong đó nên có 20g là chất béo nguồn gốc thực vật.

Sử dụng chất béo đúng cách để cơ thể khỏe mạnh

Với các món hấp, xào nên cho dầu ăn ngay trước khi bắc ra khỏi bếp thì mới giữ được cấu tạo hóa học và tác dụng của các axit béo không no.

Xin giới thiệu với bạn đọc một số loại axit béo có vai trò quan trọng:

Axit béo chưa no, một nối đôi (Oleic): có tác dụng góp phần làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và hạn chế giảm LDL-cholesterol (cholesterol tốt). Loại axit béo này có nhiều trong các dầu thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu hạt cải, cọ và dầu đậu nành.

Axit béo omega-3 (Linolenic): Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh về vai trò tích cực của các loại axit béo omega-3 (n-3) đối với phòng chống các bệnh tim mạch. Các loại cá, dầu cá chứa nhiều axit béo này như EPA, DHA. Các nghiên cứu cho thấy, các axit béo omega -3 không những giảm cholesterol mà còn giảm triglycerid. Các axit béo omega-3 còn có tác dụng tốt để phòng chứng loạn nhịp tim, rung tâm thất, huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong tăng huyết áp thể nhẹ. Các axit béo omega-3 nguồn gốc thực vật (ALA) cũng có tác dụng tốt với bệnh tim mạch. Các axit này có nhiều trong dầu thực vật như dầu đậu nành, hạt cải và các hạt có dầu như vừng, lạc. Ở chế độ ăn giàu ALA, nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành giảm tới 50%.

Thành phần axit béo không no trong một số loại dầu ăn (trong 100g dầu)

Sử dụng chất béo đúng cách để cơ thể khỏe mạnh

Axit béo omega-6 (Linoleic): là loại axit béo chưa no có 2 nối đôi trong cấu tạo, có nhiều trong các dầu thực vật như đỗ tương, hướng dương, ngô, lạc, hạt cải.

Một chế độ ăn có 7-10% năng lượng khẩu phần (tương đương 15-20g chất béo) từ axit béo omega-3, omega-6 trong cá, dầu thực vật có thể giảm 17-20% cholesterol toàn phần và có tác dụng giảm 16-34% nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Vì thế, mỗi tuần nên ăn cá 2-3 lần. Tất cả các loại cá và hải sản đều chứa các axit béo omega-3 ngay cả khi lượng lipid thấp trong một số hải sản. Đối với người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên 2-3g mỗi ngày.

Cần lưu ý rằng, khi chế biến thức ăn, các bạn nên sử dụng các loại dầu ăn trên ở dạng ăn sống như trộn salat hoặc cho vào món hấp, xào ngay trước khi bắc ra khỏi bếp thì mới giữ được cấu tạo hóa học và tác dụng của các axit béo không no.

TS. Nguyễn Thị Lâm

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các đơn vị thận. Bệnh thận mạn là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng thận kéo dài trên 3 tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi gây rối loạn chuyển hóa, giảm đào thải urê, acid uric, creatinin...

Những bệnh lý có thể dẫn đến suy thận mạn: Bệnh cầu thận (viêm cầu thận cấp, đái tháo đường, bệnh tự miễn...); bệnh ống thận mô kẽ (thuốc độc thận, sỏi niệu, u tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu...); bệnh mạch máu thận (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch thận, bệnh vi mạch thận...); bệnh thận bẩm sinh (thận đa nang).

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian phải chạy thận đồng thời giúp hạn chế biến chứng của bệnh thận mạn hay đợt cấp suy thận mạn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chậm diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Đặc điểm chế độ dinh dưỡng

Nguyên tắc xây dựng thực đơn: Ít protein (0,6 – 0,8g/kg/ngày), giàu năng lượng (35 – 40 kcalo/kg/ngày), đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu, đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít phosphat.

Lợi ích của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suy thận mạn: Phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa, làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn: khá cao, chiếm 40%. Đặc điểm suy dinh dưỡng ở các bệnh nhân này do giảm protein, bệnh nhân suy thận mạn béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng do giảm khối cơ xương.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thậnMột số thực phẩm dành cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn là do, ăn vào không đủ (chán ăn, nôn ói, kiêng khem, hạn chế quá nhiều protein...), do rối loạn chuyển hóa, toan chuyển hóa, nhiễm độc urê, hội chứng viêm, rối loạn hormon như tăng cortisol, giảm hoạt tính insulin, giảm erythropoietin, bệnh đường tiêu hóa.

Nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân suy thận chưa chạy thận: Năng lượng cần thiết (35 – 45kcal/kg/ngày) gồm:

Chất đạm: Nhu cầu chất đạm trong khẩu phần tùy thuộc vào độ nặng của bệnh khoảng 0,8g/kg/ngày.

Lợi ích của việc giảm đạm trong khẩu phần là làm giảm ứ đọng các sản phẩm thải trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, làm giảm triệu chứng của suy thận mạn (nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, ngứa da...), chậm tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hay không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao, có thể xem xét bổ sung keto/aminoacid theo chỉ định của bác sĩ.

Chất béo: Dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần.

Chất bột đường (carbohydrate): Khoảng 55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nếu bệnh nhân có kèm bệnh đái tháo đường.

Các vitamin và khoáng chất: Canxi (900-1200mg/ngày); phốt pho (300 - 600mg/ngày); natri: 1000 -2000mg/ngày (tương đương 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày) tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp; Kali: 2000-3000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg khi có tăng kali máu, phù và tiểu ít; Sắt: cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay; Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2), đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung vitamin D3.

Những thực phẩm nên dùng

Chất bột đường: Chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở...

Bệnh nhân suy thận mạn kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang...

Chất đạm: Nên ăn đa dạng chú ý đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, sữa, trứng). Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày, thịt bò 1-2 lần/tuần, cá biển (cá hồi, trích, cá nục...) 2 lần/tuần. Số lượng đạm tùy theo mức độ, giai đoạn suy thận. Nên chọn các loại sữa giảm đạm.

Chất béo: Chọn dầu thực vật (dầu mè, đậu nành, oliu...), mỡ cá.

Giai đoạn bệnh thận mạn nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60 ) có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím... Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi... với số lượng tùy mức kali máu.

Gia vị nên chọn thực phẩm ít muối, nên đọc nhãn thực phẩm trước khi mua.

Thực phẩm cần hạn chế

Thực phẩm nhiều kali (đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn nặng có giảm lượng nước tiểu hay tăng kali/máu) như nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ... Rau lá xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống...), nấm mèo, các loại đậu.

Chất béo có hại, thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa...

Thực phẩm có nhiều phốt-pho, tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò...

Thực phẩm có nhiều muối natri như mắm, cá khô, tôm khô, trứng vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên...

Không nên uống quá nhiều nước, vì điều này sẽ làm cho cơ thể phù nhiều hơn, huyết áp khó kiểm soát đồng thời nếu ở bệnh thận mạn giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ. Lượng nước uống trong ngày là 300 - 500ml + lượng nước tiểu/24h.

Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, vitamin và khoáng chất, cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.

ThS.BS. Lê Thị Hải